Mục lục
1. Tổng quan về nuôi tôm Việt Nam
khoảng 100 năm trước thì nghề nuôi tôm xuất hiện ở Việt Nam. Vào thập kỉ 70 cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam đều tồn tại hình thức nuôi tôm quảng canh
Từ sau năm 1987 Nghề nuôi tôm Việt Nam thực sự phát triển và nuôi tôm thương phẩm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ.
Đến giữa thập kỷ 90 (1994-1995), phát triển nuôi tôm có phần chững lại do Việt Nam gặp nạn dịch bệnh tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long
Chặng đường phát triển tiếp theo của ngành được đánh dấu vào năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09 cho phép chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa năng suất thấp, đất làm muối, đất hoang hóa sang nuôi trồng thủy sản. Từ 250.000 ha năm 2000, diện tích nuôi tôm đã tăng lên 478.000 ha năm 2001. Chỉ trong vòng 1 năm, 235.000 ha gồm 232.000 ha ruộng lúa, 1.900 ha ruộng muối và 1.200 ha diện tích đất hoang hóa ngập mặn đã được chuyển đổi thành ao nuôi tôm.Tốc độ tăng đã có phần chững lại, nhưng trong các năm 2002 và 2003, diện tích nuôi tôm ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Đến hết năm 2003 cả nước có 530.000 ha diện tích nuôi tôm. Diện tích này bao gồm cả phần nuôi tôm luân canh với trồng lúa. Ngoài ra 26.000 ha trong tổng số 136.000 ha rừng ngập mặn cũng được đưa vào nuôi tôm dưới hình thức tôm rừng kết hợp. Như vậy hiện nay Việt Nam là nước có diện tích nuôi tôm vào loại lớn nhất trên thế giới.
xử lý nước thải nuôi tôm
2. Đặc tính sinh học của tôm
Họ tôm Penaenus thuộc bộ Decapoda (10 chân), lớp Crustacea (giáp xác), ngành Arthropoda (Chân khớp) có khoảng 110 loài trong đó khoảng 10 loài được đưa vào nuôi thương phẩm với số lượng lớn. Trong đó tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei (Whiteleg shrimp) là Đối tượng được nuôi chủ lực hiện nay tại Cần Giờ
Ngành :Arthropoda
Lớp : Crustacea
Bộ : Decapoda
Họ chung : Penaeidea
Họ : Penaeus Fabricius
Giống : Penaeus
Loài : Monodon
Tên khoa học : Penaeus monodon
3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới nuôi tôm
3.1. DO
DO là lượng oxi hòa tan cần cung cấp cho hoạt động sống của tôm và 1 số sinh vật trong nước. Tôm phát triển mạnh ở DO > 4 mg/lit và đặc biệt thích hợp với DO = 5mg/lit. phát triển chậm khi DO dao động khoảng 2 -3 mg/lit và có thể chết khi DO <2 mg/lit
3.2. PH. Độ kiềm
Độ pH rất quan trọng bởi vì sự thay đổi của nó ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống thủy sinh vật. sở dĩ như vậy vì khi PH thay đổi nó sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố chất lượng nước khác. Cụ thể như nếu độ pH thấp sẽ làm giải phóng các kim loại từ đá và các chất lắng đáy trong sông, suối, ao, hồ. Các kim loại này sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tôm, cá và khả năng hấp thu nước qua mang. pH từ đạt giá trị trong khoảng 6,5 – 8,8 an toàn cho sự phát triển của tôm, nhưng giá trị tối ưu là 7,5 – 8,5.
Đối với nước nuôi tôm giá trị tổng kiềm được xác định lớn 100 mgCaCO3/l sẽ đảm bảo cho môi trường nước ít biến đổi lớn trong ngày. Độ kiềm thích hợp cho tôm phát triển là từ 90 – 150 mgCaCO3/l.
3.3. Độ mặn
Nồng độ muối thích hợp cho Tôm phát triển là :0- 40‰(thích hợp nhất là 15- 25‰).
Tôm phát triển nhanh nhưng sức đề kháng yếu ở nồng độ muối thấp và ngược lại ở nồng độ muối cao đó là nó sẽ phát triển chậm song sức đề kháng cao
3.4. Hàm lượng amonia
NH3 độc với con người và với tôm cũng vậy. trong môi trường nước nuôi tôm nó được hình thành từ quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ như phân bón, thức ăn dư thừa, xác phiêu sinh động thực vật, chất bài tiết của tôm…
Để đảm bảo môi trường sống tốt cho tôm phải xử lý NH3 tới ngưỡng thích hợp cho tôm. Ví dụ đối với tôm sú ngưỡng thích hợp là nhỏ hơn 0,03 mg/l và hàm lượng lớn hơn 0,1 mg/l có thể gây chết
3.5. Nitrite và nitrate
Nitrite là chất độc có sẵn trong nguồn nước hoặc sinh ra trong quá trình phân hủy các chất trong nước thải.Nitrite gây độc chính yếu là tạo thành chất methemoglobin và giảm sự chuyển oxygen tới tế bào. Với tôm sú ngưỡng ghi nhận an toàn đó là nhỏ hơn 1 mg/l.
Nitrate gây ảnh hưởng độc đối với tôm. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học hàm lượng nitrat trong môi trường nuôi nên thấp hơn 60 mg/l.
Như vậy để tôm có thể phát triển tốt thì cần phải đảm bảo các yếu tố môi trường nêu trên nằm trong ngưỡng hoạt động của nó. Đảm bảo cho môi trường sống không bị biến động
* Công nghệ xử lý nước thải nuôi tôm của công ty môi trường Ngọc Lân những năm qua đã áp dụng công nghệ xu ly nuoc thai, xử lý nước mặt, xử lý nước cấp cho nước thải nuôi trồng thủy sản rất thành công . Ngoài những nghiên cứu chuyên sâu nhằm tận dụng khả năng xử lý của tự nhiên chúng tôi còn kết hợp sử dụng công nghệ hiện đại như vi lọc, bùn hoạt tính…nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngành công nghiệp nuôi tôm.
KS. Thanh Thương