Xử lý nước thải giết mổ gia súc

Xử lý nước thải giết mổ gia súc – vấn đề cần lưu tâm

Xử lý nước thải giết mổ, cần quy trình khép kín
Giết mổ gia súc, cần một quy trình khép kín

Ở nước ta hiện nay Việc giết mổ gia súc để phục vụ nhu cầu thực phẩm là  rất lớn. Việc giết mổ gia súc, gia cầm ngoài cung cấp cho thị trường nội địa còn có thêm các nhà máy giết mổ tập trung, hiện đại phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Các lò giết mổ tập trung nhỏ lẻ thường sử dụng nguồn nước chủ yếu từ giếng khoan, nước sông để phục vụ cho công tác giết mổ. Sau đó nước thải từ quá trình giết mổ này được thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận như: ra cống thoát nước, xuống ao, sông… mà chưa qua xử lí, gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường.

Nguyên nhân ô nhiễm từ nước thải giết mổ

Thành phần chủ yếu của nước thải giết mổ là các thành phần hữu cơ (máu, mỡ, protein), nito, photpho, các chất tẩy rửa và chất bảo quản. Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải giết mổ phát sinh chủ yếu từ quá trình làm lòng và xử lí chất thải máu. Các chất gây ô nhiễm chủ yếu là các hợp chất hữu cơ không tan và các chất tạo nên nhũ tương, các hợp chất này không thể tách được bằng cách lọc hay lắng cặn.

Các phương pháp xử lý nước thải giết mổ

Phương pháp cơ học.

Mục đích của phương pháp nhằm tách các chất không hòa tan và một phần các chât không hòa tan ra khỏi nước thải thông qua song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể vớt dầu mỡ, bể điều hòa, bể lọc.

Song chắn rác: Có nhiệm vụ giữ lại các cặn bẩn có  kích thước lớn, dạng sợi, cỏ rác…Sau đó rác  được chuyển vào máy nghiền để nghiền rác thành các hạt, các mảnh nhỏ lơ lửng trong nước để không làm tắc ống và không gây hại cho máy bơm , kế đến chuyển đến bể metan. Đối với tạp chất có kích thước < 5mm thường dùng lưới chắn rác. Còn nước thải được chuyển qua bể lắng cát.

Bể lắng cát: Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ các cặn thô, nặng như: Cát, sỏi mảnh thủy tinh, kim loại, tro… với mục đích là bảo vệ các thiết bị không bị ăn mòn cơ học.

Bể lắng: Lắng được coi là phương pháp đơn giản nhất để tách các chất bẩn không hòa tan ra khỏi nước thải. Thông thường có 2 loại bể lắng:

+ Bể lắng 1 (Bể lắng sơ cấp): được đặt trước công trình xử lí sinh học dùng để tách các chất rắn, chất lơ lửng không hòa tan.

+ Bể lắng 2(Bể lắng thứ cấp): đặt sau công trình xử lí sinh học để lắng các cặn vi sinh, bùn làm trong nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Bể điều hòa: dùng để điều hòa lưu lượng và tải lượng  của dòng thải vào, với mục đích là đảm bảo hiệu quả cho các công trình xử lí sau, đảm bảo đầu ra sau khi xử lí, giảm chi phí cho các thiết bị vận hành sau này.

Bể lọc: bể lọc được sử dụng để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ ra khỏi nước thải thông qua lớp lọc đặc biệt hay lớp vật liệu lọc.

Bể lọc dầu mỡ: Do trọng lượng riêng của dầu mỡ nhỏ hơn nước nên chúng sẽ nổi lên trên bề mặt và được hệ thống gạt váng dầu thu gom vào bồn chứa dầu.

Hiệu quả: Có thể xử lí 60%  tạp chất không hòa tan có trong nước thải và giảm BOD đến 30%.

Phương pháp hóa – lý

a. Phương pháp keo tụ và đông tụ.

Các chất đông tụ thường là muối nhôm, sắt và hỗn hợp của chúng. Việc sử dụng chất đông tụ phụ thuộc vào thành phần tính chất vật lí, giá thành, nồng độ tạp chất có trong nước thải, độ pH.

Phương pháp keo tụ:  Trong  quả trình keo tụ xử tiếp xúc diễn ra trực tiếp và có sự tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bị hấp thụ trên các hạt lơ lửng. Các chất keo tụ có khả năng làm giảm chất đông tụ, giảm thời gian đông tụ và tăng vận tốc lắng. Chất keo tụ thường sử dụng là hợp chất tự nhiên và tổng hợp chất keo tụ tự nhiên như: Tinh bột, ete, xenlulozo, dectrin (C6H10O5)n và dioxyt silic hoạt tính (xSiO2.yH20).

b. Phương pháp tuyển nổi.

Dùng để tách các chất ở dạng rắn hoặc lỏng phân tán không tán, khả năng tự lắng kém ra khỏi pha lỏng và làm đặc bùn sinh học.

Thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng, các chất đó kết hợp với các hạt và khi lực nổi của tập hợp, các bóng khí và hạt đủ lớn chúng  sẽ kéo theo các hạt và nổi lên trên bề mặt và tập hợp lại thành các lớp bọt trên bề mặt.

Ưu điểm: có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong một thời gian ngắn, có thể thu gom bằng bộ phận thu gom bọt

Phương pháp sinh học

Nước thải sau khi được xử lí sơ bộ và xử lí hóa lí sẽ tiếp tục được xử lí‎ sinh học bao gồm xử lí kị khí và xử lí hiếu khí sau đó nước thải được bơm qua bể lắng 2, bể khử trùng và thải ra nguồn tiếp nhận. Phương pháp này chủ yếu dựa vào hoạt động sống của các vi sinh vật. Trong quá trình lấy các chất dinh dưỡng chúng biến các chất hữu cơ cao phân tử thành các hợp chất đơn giản hơn đồng thời chúng sử dụng các chất này để sinh trưởng và phát triển.

Sơ đồ xử lý nước thải giết mổ

 

 

xử lý nước thải giết mổ
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải giết mổ

Đơn vị thiết kế, thi công hệ thống xử lý môi trường uy tín

Công ty Môi trường Ngọc Lân với kinh nghiệm hoạt động hơn 20 năm trong ngành môi trường là một đối tác được nhiều cơ quan, doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Công ty chúng tôi cung cấp giải pháp xử lý nước thải cho các doanh nghiệp trên cả nước.

Để hiểu rõ hơn về việc xử lý nước thải, khí thải, chất thải nguy hại, hãy liên hệ với chúng tôi. Với kinh nghiệm thực chiến về thiết kế, vận hành hệ thống, cùng nhiều đề án thiết kế hợp lý và hiệu quả, đội ngũ chuyên gia, kỹ sư trình đô cao, chuyên nghiệp, chúng tôi cam đoan mang đến cho khách hàng công nghệ xử lý nước thải mới nhất, giá thành rẻ nhất, nước thải ra đạt chuẩn theo quy định hiện hành.

Lựa chọn Công ty Môi trường Ngọc Lân, chung tay cùng chúng tôi bảo vệ môi trường.

Hotline: 0905 555 146

Email: mtngoclanco@gmail.com

Tham khảo thêm về lĩnh vực xử lý nước thải, khí thải hãy truy cập https://xulymoitruong.com

Hân hạnh được đón tiếp và phục vụ.

Check Also

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Mục lục1 Tổng quan về xử lý nước thải chế biến thực phẩm2 Ngành chế …