Xử lý nước thải chế biến thủy sản

Hiện nay, các công ty chế biến thủy sản mọc lên rất nhiều, đặc biệt là các khu công nghiệp. Nước thải từ các khâu chế biến thủy hải sản được thải ra ngày một tăng bên cạnh đó việc sử dụng hóa chất vào chế biến làm tăng nguy cơ ô nhiễm của nguồn nước khi thải ra môi trường, vì thế việc xử lý nước thải chế biến thủy sản là nhu cầu tất yếu và cần thiết hiện nay.

Xử lý nước thải thủy sản bằng công nghệ AAO&MBR hiện đại rất hiệu quả, tiết kiệm tối đa chi phí, diện tích.

1. Đặc tính nước thải đầu vào

Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ đầu vào Hiệu quả xử lý (%) QCVN 11:2008, Cột A
pH 6-9
SS mg/L 50
COD mgO2/L 2.400 98 50
BOD5 mgO2/L 1.400 98 30
Ntổng mg/L 520 97 30
Ptổng mg/L 90 96
Dầu và mỡ mg/L 66,7 85 10
Coliform MPN/100mL 21 x 104 99 3.000

Ghi chú: “-”: không có giá trị

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới. Nhóm hàng chủ đạo trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là cá tra, cá basa, tôm và các động vật thân mềm như mực, bạch tuột, nghêu, sò, … Tuy nhiên ngành chế biến thủy sản cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm nghiêm trong tới môi trường. Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản từ các công đoạn : rửa trong xử lý nguyên liệu, chế biến, hoàn tất sản phẩm, vê sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị và nước thải sinh hoạt.

Thành phần nước thải từ ngành công nghiệp chế biến thủy sản chứa chủ yếu các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, hợp chất nitơ và photpho cao.

2. Công nghệ xử lý nước thải thủy sản :

xử lý nước thải chế biến thủy sản

công nghệ xử lý nước thải

 

Đầu tiên các nguồn nước thải thủy sản được tập trung về bể điều hòa.

Sau đó, nước thải hòa trộn với phèn nhôm rồi chảy vào bể keo tụ, toàn bộ nước thải được bơm đến hệ thống xử lý hóa lý.

Tại bể keo tụ, toàn bộ nước thải được bơm và thiết bị tạo áp và theo chế độ tự chảy qua bể siêu nông. Bể nổi siêu nông có nhiệm vụ kết hợp keo tụ sau khi qua bể tách mỡ trọng lực để tách phần lớn lượng mỡ cá cũng như photpho trước khi vào mương oxy hóa.

Mương oxy hóa có chế độ làm thoáng kéo dài với bùn hoạt tính lơ lửng trong nước thải và luôn được chuyển động một cách tuần hoàn liên tục.

Nước thải sau khi tách bùn thì được dẫn qua bể khử trùng

Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp xử lý sinh học qua công đoạn cuối cùng  là khử trùng nước trước khi xả vào nguồn tiếp nhận, được hòa trộn với dung dịch NaOCl bằng thủy lực với sử dụng vách ngăn để đảm bảo hiệu quả. Vách ngăn như một giá thể tạo nên các lớp màng vi sinh vật dày làm tăng cường phân hủy sinh học, tăng cường bề mặt tiếp xúc. Nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học, loại bỏ vi khuẩn trong nước thải mà không dùng hóa chất. Bùn dư sẽ được nén lại bơm qua máy ép bùn để loại bỏ nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể chứa bùn sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ làm phát sinh mùi hôi nên không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra.

Công ty môi trường Ngọc Lân chuyên dịch vụ xử lý nước thải chế biến thủy sản, chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và các thiết bị kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng phục vụ.

Check Also

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Mục lục1 Tổng quan về xử lý nước thải chế biến thực phẩm2 Ngành chế …