Cao su là một nền công nghiệp mới hiện đại và đang rất phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay số lượng mủ cao su thu hoạch hàng năm tăng lên rất là cao để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp chế tạo ra các sản phẩm rất cần thiết đối với con người. Vì thế lượng chất thải từ cao su hàng năm là rất lớn nên cần phải có công nghệ hiện đại để xử lý nước thải cao su kịp thời để cho môi trường
Lợi ích kinh tế từ việc trồng cây cao su hiện nay ở nước ta đang ngày càng thể hiện rõ. Tuy nhiên đi đôi với lợi ích kinh tế thì vấn đề về việc xử lí nước thải từ chế biến mủ cao su cũng đáng để được quan tâm vì nguồn nước thải từ các nhà máy này có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao và khó xử lí (bởi các thành phần COD, BOD ammonium và photpho, có pH thấp (pH 4-6)).
Mủ nước (latex) và mủ tạp (mủ đông) là nguyên liệu chính cho các công nghệ chế biến mủ cao su hiện nay. Một nhà máy sản xuất phải đều sử dụng nguyên liệu từ hai nguồn trên. Vì thế lượng nước thải của hai loại mủ tương đối nhiều và cần phải được xử lý triệt để trước khi thải ra ngoài môi trường.
Thành phần ô nhiễm nguồn nước của hai loại đó như sau:
Mủ nước: COD: 3.540 – 10.600 mg/l; BOD5: 2.020- 4.300mg/l ; TSS :114 – 2.300mg/l ; pH: 5,5-6,5 ; N-tổng: 95-370mg/l, P ; 50-70mg/l
Mủ tạp : COD : 2.720 – 2950 mg/l; BOD5: 1.394 – 1575 mg/l ; TSS: 67 – 315mg/l ; pH:5,9-7,3; N-tổng: 48-140 mg/l;
Sơ đồ công nghệ xử lí nước thải chế biến mủ cao su
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Các chỉ tiêu gây ô nhiễm như COD, ammonium và photpho cần phải chú ý kỹ lưỡng trong xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Việc sử dụng amoniac chất chống đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ mủ, đặc biệt là trong chế biến mủ li tâm làm tăng lượng H-NH3 trong nước thải. Bên cạnh đó, hàm lượng photpho trong nước thải cũng rất cao 88,1-109,9mg/l. Ngoài ra có một vấn đề cần thiết phải lưu tâm đó là thu hồi mủ cao su trong nước thải.
Nước thải sẽ được phân thành 2 dòng thải là mủ tạp và mủ kem, 2 dòng thải này được đi qua bể gạt. Sau đó nước thải chảy vào bể trộn thông qua xong chắn rác nhằm giữ lại các hạt có kích thước nhỏ hơn. Bể điều hòa có tác dụng điều hòa dung lượng nước đầu vào, tiếp theo nước thải đi qua bể keo tụ và bể tạo bông nhờ bổ sung phèn tạo các liên kết thành các hạt lớn hơn và polymer sẽ kết tụ các hạt này thành khối dạng bông. Tại bể tuyển nổi oxi được thổi từ dưới lên nhằm loại bỏ các cặn hữu cơ. Qua tháp khử Nitơ, hầu hết nitơ được loại bỏ và đi vào bể biochip và mương oxi hóa, tại đây oxi được thổi liên tục nhằm tạo điều kiện tối ưu cho vi sinh vật hoạt động.
Cuối cùng là phần nước này đi qua bể lắng để loại bỏ cặn và được khử trùng tại bể khử trùng tạo thành nước đạt chuẩn để thải bỏ ra môi trường.
Nếu bạn có nhu cầu xử lý nước thải chế biến mũ cao su thì hãy đến ngay với công ty môi trường Ngọc Lân. Công ty chúng tôi chuyên về xử lý khí thải, xử lý rác thải và nước thải.