Hiện nay, tất cả các hoạt động sản xuất, sinh hoạt đều thải ra lượng nước thải vô cùng lớn nhưng lượng nước được xử lý trước khi thải ra môi trường còn hạn chế vì chi phí xử lý là rất lớn. Các phương pháp xử lý hóa lý tuy đem lại hiệu suất xử lý cao nhưng chi phí xử lý lớn và còn tạo ra những sản phẩm phụ.
Để xử lý hiệu quả và an toàn, tiết kiệm chi phí các nhà khoa học đã nghiên cứu một loại men có khả năng phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải.chi phí xử lý bằng men vi sinh rất thấp chỉ bằng 1/10 chi phí xử lý nước thải bằng các phương pháp khác nhưng hiệu suất xử lý rất cao.
Nước thải sau khi xử lý đều đạt loại A hoặc B, đạt các chỉ số BOD, COD, chất rắn lơ lửng, và không còn mùi hôi.
Nước thải khi để phân hủy dưới tác dụng của các vi sinh vật tự nhiên sẽ tạo thành mùi hôi khó chịu. để xử lý được chất thải chúng ta bổ sung vào đó một lượng lớn các vi sinh vật có lợi cho việc phân hủy các chất hữu cơ. Các vi sinh vật này sinh trưởng và phát triển số lượng rất nhanh, chúng sẽ phân cắt các mạch cacbon dài thành mạch ngắn hơn có công thức C1, C2, từ đó chất thải sẽ được phân hủy nhanh hơn.
Men vi sinh bilogical bao gồm các vi sinh vật có lợi như Protaza, Lipasa, Xenluloza, Amylaza… giúp phân giải các chất hữu cơ có chứa đạm, đường, xenlulo, khử hết mùi hôi của nước thải.
Tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn và cao su vừa được xử lý thành công theo phương pháp này đều qua hai bước. Bước một, vì các nhà máy đã sản xuất lâu ngày, lượng chất thải dồn lại khối lượng khá lớn nên phải dùng lượng lớn men rải đều trên diện tích hồ chứa. Quá trình vi sinh hóa chất thải sẽ diễn ra trong vòng 30 ngày. Khi chất thải tồn đọng đã được xử lý xong thì chuyển sang bước hai. Với giai đoạn này thì đơn giản hơn nhiều, chỉ cần cho xuống đầu nguồn nước thải đầu ca vận hành một lượng men theo tỷ lệ một kg men trên 20 tấn sản phẩm tinh bột.
Men BIOLOGICAL không độc hại về mặt sinh học cho môi trường nước, môi trường khí, không ăn mòn các công trình xậy dựng.