Khí hậu là một sự thay đổi tuần hoàn của thiên nhiên, mặc nhiên không có sự gánh chịu hậu quả từ con người. Tuy nhiên, việc chúng ta ngày càng sử dụng các đồ dùng trong gia đình có thải ra các khí làm suy yếu tầng Ozon. Mặc nhiên, không thể phủ nhận việc tác dụng của những đồ dùng mang lại, chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền của để làm công việc khác. Nhưng việc này đang gây ảnh hưởng rất lớn đối với con người mà chúng ta nên thay đổi hoặc sẽ phải tự gánh chịu trong tương lai không xa. Và nhấn mạnh đây không phải việc xử lý khí thải tốt như thế nào mà do cách nhìn nhận và cách sống của mỗi chúng ta – đoạn trích dẫn phần 1
Như phần 1 chúng ta đề cập đến thì 5 hậu quả mà con người mang lại thật không đơn giản và vấn đề không thể khắc phục 1 sớm, 1 chiều mà thành. Nay chúng ta đi tiếp đến phần 2 để biết được những hậu quả khác có ghê gớm hơn hay không nhé.
6. Những cơn bão có cường độ cao hơn 11% vào năm 2100
Ban đánh giá khí hậu quốc gia Mỹ cho biết, số lượng các cơn bão loại 4 và 5 (những loại mạnh nhất) ngày càng gia tăng từ năm 1980. Và theo dự đoán của các chuyên gia, xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng theo chiều hướng khó kiểm soát.
7. Tại các thành phố ven biển, hàng triệu người và hàng nghìn tỷ tài sản đang trong vòng nguy hiểm
Các chuyên gia ước tính rằng, hàng chục triệu người dân ở thành phố ven biển… sẽ lâm vào cảnh mất nhà cửa và buộc phải di cư khi mực nước biển dự đoán sẽ tăng 0,5m vào năm 2070.
8. 136 địa danh lịch sử trên thế giới bị đe dọa
Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1 độ C, hơn 40 trong số 700 di sản thế giới sẽ chìm trong biển nước trong vòng 2000 năm tới. Nếu nhiệt độ tăng 3 độ C, con số đó sẽ tăng lên là 136 di sản. Các thành phố lớn như Venice, Istanbul, và St Petersburg cũng sẽ bị ảnh hưởng.
9. Sản lượng lúa mì và ngô bắt đầu suy giảm
Trong khi nhiệt độ ấm lên ban đầu có thể giúp phát triển một số cây trồng nhất định, nhưng bức tranh tổng thể vẫn là tiêu cực. Năng suất cây trồng toàn cầu đang chậm lại chính là kết quả của những sự kiện liên quan đến biến đổi khí hậu như lượng mưa giảm và nhiệt độ tăng cao.
Ở một số vùng, lúa mì và ngô đã có những sự ảnh hưởng nhất định. Giá lương thực và ngũ cốc tăng lên nhanh chóng sau các sự kiện thời tiết cực đoan. Các báo cáo mới dự đoán, sản lượng ngô và lúa mì toàn cầu tiếp tục giảm, có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm lương thực và bất ổn chính trị.
Đặc biệt, với một nước có ngành phát triển nông nghiệp mạnh mẽ như Việt Nam chúng ta thì vấn đề này xảy ra thì chắc chắn chúng ta sẽ không giữ vững danh hiệu top đầu các nước trong Đông Nam Á có trữ lượng gạo xuất khẩu gạo lớn nhất nước rồi.
10. Một số đảo nhỏ có thể bị phá hủy
Theo báo cáo của IPCC, những hòn đảo thấp nằm trong vùng nhiệt đới rất dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng. Nước biển dâng dẫn đến lũ lụt, triều cường mạnh mẽ hơn, sự xói mòn cũng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nông nghiệp, thủy sản và du lịch.
11. 100% các rạn san hô có nguy cơ tuyệt chủng
Theo nghiên cứu của Viện tài nguyên thế giới, biến đổi khí hậu đe dọa sự tồn tại của các rạn san hô và nếu mối đe dọa này vẫn tiếp tục thì tất cả các rạn san hô có thể có nguy cơ biến mất vào năm 2050.
Sự tăng axit trong nước biển tạo ra bởi nồng độ cacbon dioxit cao sẽ khiến các ion carbonate ngày một ít hơn. Đây chính là một thành phần quan trọng để xây dựng nên bộ xương của san hô.
12. 63% vùng sản xuất rượu vang chủ yếu trên thế giới có thể bị hủy hoại vào năm 2050
Vì nhiệt độ tăng cao, nhiều khu vực sản xuất rượu vang sẽ không còn thích hợp để trồng nho. Chủ vườn có thể di chuyển vườn nho đến nơi cao hơn nhưng đó cũng là một hành động phá hủy hệ sinh thái. Vì khi thiết lập một vườn nho đủ tiêu chuẩn đòi hỏi phải loại bỏ thảm thực vật nơi đó, cày sâu, khử trùng đất….
Công ty môi trường Ngọc Lân sẽ thường xuyên cập nhật các tin tức liên quan về các vấn đề môi trường, xử lý nước thải, v.v… để mọi người có những cách phòng, chống hoặc tự trang trải thêm hành trang kiến thức xung quanh về vấn đề này!!