Xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì

Ngành công nghiệp lương thực thực phẩm đang ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Khoai mì cũng là một nguồn lương thực quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngành sản xuất khoai mì đem lại những lợi ích kinh tế xã hội nhưng bên cạnh đó cũng gây ra vấn nạn ô nhiễm môi trường cần phải quan tâm. Nguyên nhân là do các nhà máy, cơ sở chế biến bột mì đã xả ra môi trường lượng nước thải chưa qua xử lý hay xử lý nước  thải chưa triệt để, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và sinh vật sống xung quanh.

Bảng thành phần tinh bột mì:

sơ đồ xử lý nước thải tinh bột mì

Nguồn thải chủ yếu của ngành sản xuất bột mì chủ yếu từ quy trình sản xuất như: nước rửa củ và tách tinh bột.. Nước thải thường có mùi hôi chua, nước đục… Do trong khoai mì có chứa một hàm lượng lớn protein, cellulose, đường và tinh bột… Đây chính là nguồn gây ô nhiễm trực tiếp cho nước thải, vì vậy trong nước thải có chứa hàm lượng BOD, COD, SS rất cao, ngoài ra trong nước thải còn có chứa chất độc cyanua tồn tại trong nước ở dạng HCN- (chất độc gây nguy hiểm cho con người và sinh vật, ảnh hưởng đến quá trình phân hóa của hệ thần kinh).

Phương pháp xử lý:

Nước thải sẽ chảy qua song chắn rác để loại bỏ rác thải có kích thước lớn từ quy trình sản xuất như: cỏ, rác, vỏ mì,… Sau khi qua song chắn rác nước thải sẽ được tập trung tại bể tiếp nhận rồi sẽ được bơm lên bể điều hòa, ở giai đoạn này sẽ được sục khí để ngăn quá trình lắng cũng như ngăn cản sự sốc tải lưu lượng hữu cơ trong nước để nâng cao hiệu quả cho các quá trình xử lý tiếp theo.

Nước thải sẽ tiếp tục chảy qua bể lắng để loại bỏ các cặn có kích thước nhỏ dựa trên nguyên tắc lắng trọng lực, lắng các bông cặn cũng như SS bằng quá trình keo tụ – tạo bông, tuyển nổi… Sau đó nước thải sẽ được bơm sang bể acid để acid hóa các hợp chất hữu cơ hòa tan và hợp chất cyanua có trong nước thải thành các acid hữu cơ (đây là nguyên nhân cản trở hoạt động của các vi sinh trong quá trình xử lý sinh học).

Tiếp theo nước thải sẽ được xử lý sinh học tại các bể UASB, bể bùn hoạt tính. Ở giai đoạn này nước thải sẽ được loại bỏ một hàm lượng lớn BOD và COD, tuy nhiên ở giai đoạn này có sinh ra khi đáp ứng cho nhu cầu năng lượng và phân hủy các acid hữu cơ thành CO2, H2S.. Sau đó sẽ qua bể lắng 2 để loại bỏ lượng bùn hoạt tính, bùn dư sẽ qua bể chứa bùn và được xử lý.

Cuối cùng nước thải sẽ được xử lý bằng phương pháp tự nhiên, nước thải sẽ đi qua mô hình đất ngập nước sử dụng cỏ vetiver để xử lý với thời gian lưu nhất định. Sau khi nước thải ra khỏi mô hình sẽ đạt tiêu chuẩn loại A theo quy chuẩn QCVN 40-2011.

Nếu bạn có nhu cầu xử lý nước thải tinh bột mì hãy liên hệ với công ty môi trường Ngọc Lân. Công ty chúng tôi đã xử lý nước thải thành công nhiều công trình trên toàn quốc.

Check Also

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Mục lục1 Tổng quan về xử lý nước thải chế biến thực phẩm2 Ngành chế …