Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Trong nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay, ngành dệt là một trong những ngành đang phát triển đáng kể ở nước ta. kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may trong năm 2007 tăng 17,9% so với năm 2006. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%; vải lụa thành phẩm tăng 8,9%; sản phẩm quần áo dệt kim tăng 8,8%; quần áo may sẵn tăng 12,6%, Sự phát triển nhanh chóng của ngành may mặc đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong chín nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới.

Song song với sự phát triển mạnh mẽ của ngành là vấn đề môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất. Trong mỗi công đoạn của quá trình sản xuất của ngành thì sử dụng rất nhiều nước và phát sinh ra các nguồn nước thải khác nhau của ngành dệt nhuộm, thay đổi theo từng sản phẩm. Những đặc trưng của loại nước thải này có pH, nhiệt độ, COD cao và độ màu tương đối cao. Do vậy cần có biện pháp hợp lý để xử lý, quản lý được lượng nước thải này triệt để hơn.

Đặc trưng của nước thải dệt nhuộm là: Tỷ lệ COD/BOD cao, nhiệt độ cao, tính chất nước thải thay đổi liên tục theo giờ, lưu lượng nước thải luôn đột biến, độ pH của nước thải biến động, cao hay thấp phụ thuộc vào công nghệ nhuộm và thuốc nhuộm, độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước, hàm lượng chất độc Sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữ cơ… trong thành phần thuốc nhuộm lẫn vào nước thải.

Dưới đây là một quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm được áp dụng để xử lý tại các nhà máy dệt, đối với tính chất nước thải của ngành dệt nhuộm như trên thì quy trình này có thể nói là xử lý hiệu quả hơn, tiết kiệm diện tích xây dựng, chi phí xây dựng và vận hành so với các công nghệ truyền thống , hiệu quả xử lý BOD, COD ,SS…cao.

sơ đồ xử lý nước thải dệt nhuộm

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Nước thải từ các hệ thống cống rãnh của nhà máy theo các hệ thống thu gom chảy vào bể xử lý, đầu tiên nước thải được cho qua song chắn rác mục đích là để loại bỏ rác và các dạng sơ, sợi vải. Nước thải sau khi qua song chắn rác được thu gom vào hố thu và được bơm qua bể điều hòa, tại đây nước thải được điều tiết và hòa trộn cũng như cung cấp khí để xáo trộn ổn định về lưu lượng cũng như nồng độ của các chất có trong nước thải.

Sau khi qua bể điều hòa, nước thải được bơm qua bể keo tụ, tại đây các hóa chất như phèn nhôm, polymer và một số hóa chất hiệu chỉnh môi trường như H2SO4 được thêm vào với một liều lượng nhất định mục đích là làm tăng hiệu suất của quá trình keo tụ. Từ bể keo tụ nước thải chảy qua bể tạo bông, tại bể tạo bông hóa chất polymer được thêm vào với một liều lượng nhất định, dưới tác dụng cả hệ thống cánh khuấy các chất bẩn trong nước ở dạng lơ lửng được kết dính thành các bông cặn có khả năng lắng trong bể lắng và dính kết trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc ở quá trình lọc nước với tốc độ nhanh và kinh tế nhất.

Nước thải từ bể tạo bông trước khi tự chảy qua bể lắng 1 nhằm tách các bông cặn hình thành ở bể tạo bông, tại đây, dưới tác dụng của trọng lực và sự chênh lệch tỉ trọng giữa nước và bùn cặn, phần bùn rơi xuống đáy. Nước thải sau khi đươc loại bỏ các SS được dẫn sang bể trung gian nhằm ổn định lưu lượng trước khi bơm vào bể thổi khí.

Nước sau quá trình xử lý hóa lý và lắng tách cặn đảm bảo loại bỏ phần lớn các kim loại nặng được đưa sang bể Aeroten nước thải được hòa trộn đều với không khí cấp từ các máy thổi khí thông qua hệ thống phân phối khí dưới bể sẽ giúp vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính)  phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản. Tại đây xử lý BOD, COD đạt hiệu suất khoảng 90-95% Từ bể thổi khí, nước thải được dẫn sang bể lắng đợt 2.

Tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa nước và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy và được dẫn ra bể chứa bùn thông qua hệ thống thu bùn dưới đáy, còn nước thải ở phía trên mặt sẽ chảy tràn sang bể khử trùng, Trong bể khử trùng, dung dịch Ca(Ocl)2 được bơm bể để xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,… Nước sau xử lý tại bể lắng 2 tiếp tục dẫn sang bể cấp lọc dùng để chứa nước cho bể lọc áp lực để loại bỏ màu và các cặn còn lại sau đó nước thải sẽ được dẫn vào bể khử trùng.

Tại đây nước được hòa trộn đều với dung dịch Chlorin đồng thời lưu với thời gian thích hợp để thực hiện quá trình khử trùng. Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt quy chuẩn QCVN 13:2008/BTNMT, cột B.

Trong một số trường hợp nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ không xả trực tiếp và nguồn tiếp nhận mà được bơm cao áp lên bể lọc áp lực, sau khi qua bể lọc thì phần cặn lơ lững còn lại trong nước thải sẽ được xử lý triệt để, và nước thải được dẫn qua thiết bị trộn tĩnh nhằm khử trùng lần nữa trước khi đưa tới nguồn tiếp nhận. Bùn cặn dưới đáy bể lắng 1 Bùn lắng dưới đáy bể 2 được bơm về bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn, bùn dư được bơm về bể nén bùn nhằm làm giảm thể tích trước khi đưa đi xử lý ở các bước tiếp theo. Công nghệ này là công nghệ tối ưu đảm bảo xử lý nước thải đạt chuẩn đầu ra, áp dụng phương pháp xử lý hóa học nhằm giảm nhiệt độ và độ màu một cách tốt nhất, hiệu quả xử lý BOD COD cao.

Hãy liên hệ công ty chúng tôi để được tư vấn miễn phí, và biết chi tiết hơn. Nếu bạn có nhu cầu xử lý nước thải dệt nhuộm hãy liên hệ với công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn cụ thể.

Check Also

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Mục lục1 Tổng quan về xử lý nước thải chế biến thực phẩm2 Ngành chế …