Các tai họa con người *tự làm, tự chịu* do sự biến đổi của khí hậu [phần 1]

Khí hậu là một sự thay đổi tuần hoàn của thiên nhiên, mặc nhiên không có sự gánh chịu hậu quả từ con người. Tuy nhiên, việc chúng ta ngày càng sử dụng các đồ dùng trong gia đình có thải ra các khí làm suy yếu tầng Ozon. Mặc nhiên, không thể phủ nhận việc tác dụng của những đồ dùng mang lại, chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền của để làm công việc khác. Nhưng việc này đang gây ảnh hưởng rất lớn đối với con người mà chúng ta nên thay đổi hoặc sẽ phải tự gánh chịu trong tương lai không xa. Và nhấn mạnh đây không phải việc xử lý khí thải tốt như thế nào mà do cách nhìn nhận và cách sống của mỗi chúng ta

 

Các báo cáo gần đây của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã chỉ ra những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng tồi tệ hơn.
Khí thải nhà kính làm Trái đất ấm dần lên hiện đã vượt quá nồng độ cao nhất được ghi nhận trong các lõi băng trong vòng 800.000 năm qua. Bên cạnh đó, mức độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã tăng 40% kể từ thời tiền công nghiệp hóa, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc đốt các nguyên liệu hóa thạch.
Theo các chuyên gia, tình trạng biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh chóng như thế này sẽ mang đến những ảnh hưởng khốc liệt cho thế giới.

 

1. Biến đổi khí hậu phá hoại nền kinh tế toàn cầu
Biến đổi khí hậu sẽ phá hủy tài sản, gây ra hạn hán, sự tuyệt chủng và hàng ngàn những điều tệ hại khác xảy ra. Điều này sẽ khiến chi phí tiêu dùng cho nền kinh tế toàn cầu tăng lên. Đến năm 2030, con số này được dự đoán là 700 tỷ USD (khoảng hơn 14 triệu tỷ VND).

 

2. Thế giới lâm vào tình trạng khan hiếm nước
Trong năm 2013, có khoảng 1,3 tỷ người sống ở các vùng khan hiếm nước. Theo tính toán, nếu nhiệt độ tăng khoảng 2 độ C vào năm 2100 thì sẽ có thêm 8% dân số trên thế giới lâm vào tình trạng khan hiếm nước. Trong khi có một vài nơi trên thế giới lâm vào cảnh khô hạn thì một vài vùng khác lại có nguy cơ “chìm trong biển nước”.

 

3. Sốt xuất huyết và sốt rét gia tăng đột biến
Điều này cũng sẽ xảy ra trên quy mô toàn cầu: tăng nhiệt, lượng mưa, độ ẩm… có thể cho phép côn trùng nhiệt đới và cận nhiệt đới di chuyển từ các vùng có dịch bệnh truyền nhễm tới những nơi khác.
Biến đổi khí hậu khiến cho thời tiết thay đổi bất thường, tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật phát triển. Theo đó, muỗi mang bệnh sốt xuất huyết hoạt động mạnh hơn, trong một khu vực rộng lớn hơn.

 

4. Hàng trăm triệu người dân phải di dời vào năm 2050
Một nghiên cứu vào năm 2014 dự đoán rằng, băng tan khiến cho mực nước biển dâng, đồng thời gây ra sự gia tăng nhiệt độ (khoảng 3 độ C). Điều này sẽ buộc hơn 600 triệu người sống ven biển phải tìm chỗ ở mới.
Biến đổi khí hậu sẽ trở thành nguyên nhân lớn nhất khiến người dân phải di dời. Vào năm 2008, ít nhất 20 triệu người đã phải di dời do thiên tai như hạn hán, nước biển dâng – một trong những hệ quả của việc biến đổi khí hậu.

 

5. Cháy rừng có thể tăng hơn 8 lần vào năm 2100
Cháy lớn sẽ xảy ra nhiều hơn ở vùng phía Bắc Great Plain (Mỹ), dãy núi Rocky…; thời gian cháy rừng có thể kéo dài tới vài tháng. Theo báo cáo của viện nghiên cứu Mỹ, nhiệt độ tăng lên một độ C, đồng nghĩa với việc diện tích cháy rừng phía Tây sẽ tăng theo hệ số 2 – 4.
Công ty môi trường Ngọc Lân sẽ thường xuyên cập nhật các tin tức liên quan về các vấn đề môi trường, xử lý nước thải, v.v… để mọi người có những cách phòng, chống hoặc tự trang trải thêm hành trang kiến thức xung quanh về vấn đề này!!

 

Check Also

Xử lý khí thải nhà máy bia

Cái giá phải trả cho việc tác động tiêu cực từ con người đến môi trường

Nói đến tác động tiêu cực của con người đến môi trường, công ty môi …