Yêu cầu môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, nhằm kiểm soát từ đầu các khía cạnh môi trường liên quan trong khi xây dựng, vận hành, giám sát môi trường để phòng ngừa, giảm thiểu các tác động bất lợi từ hoạt động của trạm xử lý đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

Trạm xử lý nước thải sinh hoạt : Domestic / Municipal waste water treament plant là nơi các công trình thiết bị để xử lý nước thải sinh hoạt, loại nước ra khỏi bùn và lưu giữ bùn đã được xử lý từ nước thải đó. Trạm xử lý nước thải sinh hoạt ở đây không bao gồm các bể tự hoại và bãi lọc ngầm.

  – Nước thải sinh hoạt: Domestic / Municipal wastewater là nước thải của một cộng đồng dân cư

   – Nước thải thô  là nước thải chưa qua xử lý hoặc đã được xử lý thô theo yêu cầu chất lượng do chủ quản lý vận hành trạm xử lý yêu cầu hoặc quy định.

   – Bùn (sludge)  Chất rắn được lắng hoặc tách ra từ nước thải của quá trình xử lý.

Bùn tràn ra ngoài

Nước tràn : run – off water nước phát sinh do quá trình hoạt động của trạm xử lý chảy thoát ra từ mặt bằng của trạm xử lý. Mùi khó chịu : Operational odour hỗn hợp khí sinh ra từ trạm xử lý nước thải và có mùi khó chịu. Khoảng cách an toàn về vệ sinh / vùng đệm: Hygienical safety distance/ buffer zone Khoảng cách từ trạm xử lý đến khu công cộng- dân cư. Trong phạm vi này tạo thành vùng đất bao quanh trạm xử lý với mục đích ngăn cách, giảm thiểu tác động của trạm xử lý đến môi trường và khu dân cư xung quanh.

Hệ thống thu gom nước tràn :

Run off water collecting system :Là hệ thống các công trình bao gồm đường ống dẫn, mương dẫn, hố ga, v.v, thu gom nước tràn về hố tập trung hoặc dẫn vào bể chứa nước thải của trạm xử lý nhằm ngăn ngừa nước tràn từ các hạng mục công trình của trạm xâm nhập vào các vùng nước mặt hay khu vực khác xung quanh trạm xử lý.

Giấy phép vận hành : Operational licence Giấy phép do cơ quan thẩm quyền về môi trường của Tỉnh hoặc Thành phố trực thuộc Trung ương cấp cho tổ chức, pháp nhân được xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác trạm xử lý.

Chủ trạm xử lý : Owner of treatment plant tổ chức, pháp nhân đầu tư xây dựng trạm xử lý và đứng tên trong giấy phép vận hành trạm xử lý.

Chủ quản lý vận hành (Operator of treatment plant ) Người chịu trách nhiệm trước chủ trạm xử lý về quản lý, tổ chức và thực hiện mọi hoạt động của trạm xử lý.

Tổ chức chuyên môn ( Qualified Organization ) : Là tổ chức có tư cách pháp nhân hành nghề kiểm tra, giám sát, kiểm định, lấy mẫu, phân tích các hạng mục và các chỉ tiêu liên quan đến các hạng mục của trạm xử lý. Là tổ chức có tư cách pháp nhân hành nghề kiểm tra, giám sát, kiểm định, lấy mẫu, phân tích các hạng mục và các chỉ tiêu liên quan đến các hạng mục của trạm xử lý.

Khoảng cách an toàn về vệ sinh/Vùng đệm  :

Khoảng cách an toàn về vệ sinh từ trạm xử lý đến các khu nhà ở của khu dân cư hoặc các cơ sở chế biến thực phẩm phải bảo đảm giới hạn cho phép tối thiểu. Khoảng cách đó tuỳ thuộc vào phương pháp xử lý và công suất của trạm. Đối với trạm xử lý có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm, khoảng cách an toàn về vệ sinh phải từ 15 m (nếu là vùng đất lọc thấm) hoặc đến 200 m (nếu là vùng đất lọc lộ thiên). Đối với trạm xử lý bằng phương pháp cơ học và sinh học có công suất từ 200 m3/ngày đêm trở lên thì khoảng cách đó được cho ở bảng 1.  Khi có công trình kín để sấy cặn và khi không có sân phơi bùn trong phạm vi trạm xử lý thì khoảng cách đó có thể giảm 30 %.

Các yêu cầu môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung này cần phải được phổ biến và tuyên truyền rộng rãi cho các công ty môi trường, các dịch vụ xử lý nước thải.

Check Also

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Mục lục1 Tổng quan về xử lý nước thải chế biến thực phẩm2 Ngành chế …