Xử lý nước thải ao nuôi cá

Xử lý nước thải ao nuôi cá

Xử lý nước thải ao nuôi cá
Một ao nuôi cá ở miền tây

Xử lý nước thải ao nuôi cá là một trong những bước quan trọng để đảm bảo chất lượng nước, sức khỏe và năng suất của đàn cá. Nước thải ao nuôi cá chứa nhiều chất hữu cơ, vi sinh vật, khí độc và các chất ô nhiễm khác có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Có nhiều phương pháp xử lý nước thải ao nuôi cá, như sử dụng các loại cây thủy sinh, vi sinh vật có lợi, hóa chất, thiết bị lọc và oxy hóa. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào điều kiện địa phương, loại cá nuôi và mức độ ô nhiễm của nước thải.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số phương pháp xử lý nước thải ao nuôi cá phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.

Tổng quan ngành nuôi cá Việt Nam

Ngành nuôi cá ở Việt Nam là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp nhiều cho sự phát triển của nước. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020, sản lượng nuôi cá của Việt Nam đạt 4,7 triệu tấn, chiếm 63% tổng sản lượng thủy sản. Ngành nuôi cá cũng tạo ra hàng triệu việc làm cho người dân, đặc biệt là ở các vùng ven biển và đồng bằng sông Cửu Long.

Ngành nuôi cá ở Việt Nam có nhiều loại hình, từ nuôi cá trong ao, hồ, đến nuôi cá lồng bè trên sông, hồ, biển, hay nuôi cá theo mô hình công nghệ cao. Các loại cá được nuôi phổ biến nhất là cá tra, cá basa, cá rô phi, cá lóc, cá chép, cá hồi và cá ngừ. Ngoài ra, ngành nuôi cá còn bao gồm cả nuôi tôm, cua, ốc và các loại hải sản khác.

Ngành nuôi cá ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng lớn trong tương lai. Tuy nhiên, ngành nuôi cá cũng đối mặt với nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, thiếu nguồn lợi thủy sản bền vững, thiếu vốn đầu tư và chất lượng giống, thiếu thị trường tiêu thụ và cạnh tranh quốc tế. Để giải quyết những vấn đề này, ngành nuôi cá cần được quan tâm và hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức xã hội.

Để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường thì ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá nói riêng đang được đẩy mạnh phát triển. Đẩy mạnh nuôi trồng, mở rộng cơ cấu nhưng lại không chú trọng vấn đề môi trường. Việc xả nước thải không qua xử lý nước thải đã gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.

Tính chất của nước thải nuôi cá

Nước thải ao nuôi cá gây ô nhiễm chủ yếu do nguồn hữu cơ chứa trong nước dư thừa từ thức ăn bởi Thực tế chỉ khoảng 17% thức ăn được cá hấp thu và phần còn lại (chừng 83%) hòa lẫn trong môi trường nước trở thành các chất hữu cơ phân hủ. Rồi từ  phân và các rác thải khác đọng lại dưới đáy ao nuôi ,từ đó nên COD, BOD, N và các loại VSV gây bệnh đầu cao. Nếu nguồn thải này thải ra môi trường sẽ gây phũ nhưỡng hóa nguồn tiếp nhận hay hiện tượng tảo nở hoa.

Ngoài ra trong nước thải còn chứa lượng dư hóa chất ( ví dụ như thuốc kháng sinh dùng cho cá) cần phải xử lý.

Bảng tính chất nước thải ao nuôi cá

bảng xử lý nước thải ao nuôi cá

Xử lý nước thải ao nuôi cá như thế nào?

Hiện nay người dân có một số biện pháp giải quyết vấn đề trên như lấy nước thải ao nuôi cá đi tưới vào ruộng lúa nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng còn dư trong nước thải hay sử dụng để nuôi bèo…nhưng cách này chỉ là tự phát, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả xử lý của nó.

Vậy với tính chất nước thải của ao nuôi cá chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy nên biện pháp hiệu quả mà thân thiện với môi trường nhất đó là xử lý sinh học. Và có nhiều phương pháp sinh học để xử lý nhưng biện pháp tối ưu nhất đó là sử dụng đất ngập nước kiến tạo. Hiệu quả xử lý của biện pháp này đã được nghiên cứu kiểm chứng 20 năm nay đặc biệt các công trình của Kadlec và Knight.

Đất ngập nước kiến tạo là như thế nào?

Đất ngập nước là vùng đất có chứa nước ngập trong đất thường xuyên với tính đa dạng sinh học. ( như vùng đất ĐBSCL). Đất ngập nước vỗn dĩ đã có khả năng xử lý các chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất dinh dưỡng trong nước thải nhưng người ta xây dựng đất ngập nước “kiến tạo” nhằm mục đích:

–         Nâng cao hiệu suất xử lý

–         Dễ vận hành, dễ kiểm soát

–         Tiết kiệm diện tích khu xử lý

Sơ đồ xử lý nước thải ao nuôi cá

Trên là mô hình ví dụ cho một sơ đồ đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm. Ngoài loại chảy ngầm còn có loại  chảy tự do trên mặt đất. Và người ta có thể thay thế cỏ sậy bằng năn, lác, cỏ Vetiver (cho loại chảy ngầm) hoặc lục bình, hoa súng, bèo các loại, …tất cả các loại trên đều sử dụng chất thải để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng cho bản thân nó sử dụng.

Đơn vị thiết kế, thi công hệ thống xử lý môi trường uy tín

Công ty Môi trường Ngọc Lân với kinh nghiệm hoạt động hơn 20 năm trong ngành môi trường là một đối tác được nhiều cơ quan, doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Công ty chúng tôi cung cấp giải pháp xử lý nước thải cho các doanh nghiệp trên cả nước.

Để hiểu rõ hơn về việc xử lý nước thải, khí thải, chất thải nguy hại, hãy liên hệ với chúng tôi. Với kinh nghiệm thực chiến về thiết kế, vận hành hệ thống, cùng nhiều đề án thiết kế hợp lý và hiệu quả, đội ngũ chuyên gia, kỹ sư trình đô cao, chuyên nghiệp, chúng tôi cam đoan mang đến cho khách hàng công nghệ xử lý nước thải mới nhất, giá thành rẻ nhất, nước thải ra đạt chuẩn theo quy định hiện hành.

Lựa chọn Công ty Môi trường Ngọc Lân, chung tay cùng chúng tôi bảo vệ môi trường.

Hotline: 0905 555 146

Email: mtngoclanco@gmail.com

Tham khảo thêm về lĩnh vực xử lý nước thải, khí thải hãy truy cập https://xulymoitruong.com

Hân hạnh được đón tiếp và phục vụ.

KS. Thanh Thương

Check Also

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Mục lục1 Tổng quan về xử lý nước thải chế biến thực phẩm2 Ngành chế …