THIẾT BỊ LỌC BỤI BẰNG TÚI VẢI

Nguyên lý lọc bụi của vải trong xử lý khí thải như sau: Lấy 1 tấm vải lọc cho không khí đi qua, các hạt bụi lớn sẽ được giữ lại trên bề mặt vải lọc theo nguyên lý rây, do va chạm nên các hạt nhỏ hơn sẽ bám lại trên bề mặt vải, lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện, dần dần sẽ tạo nên một màn bụi dày có thể giữ lại các hạt bụi nhỏ hơn . Hiệu quả lọc đạt tới 99%. Sau 1 thời gian lớp bụi quá dày nên sẽ cho khí thải đi qua gỡ lớp bụi này xuống. Thao tác này là hoàn nguyên khả năng lọc.

xử lý bụi bằng túi vải rung rũ khí nén

Vải lọc có thể là vải dệt hay vải không dệt, hay hỗn hợp cả 2 loại. Nó thường được làm bằng sợi tổng hợp để ít bị ngấm hơi ẩm và bền chắc .Chiều dày vải lọc càng cao thì hiệu quả lọc càng lớn.

Các loại sợi có độ xe thấp thường được dùng làm loại vải dệt , đường kính sợi lớn, dệt với chỉ số cao theo kiểu dệt đơn. Chiều dày tấm vải thường trong khoảng 0,3mm. Trọng lượng khoảng 300~500 g/m2.

Loại vải không dệt thường làm từ sợi len hay bông thô. Để tạo  tấm vải thô có chiều dày 3~5mm Người ta trải sợi thành các màng mỏng và đưa qua máy định hình.

Loại vải hỗn hợp là loại vải dệt, sau đó được xử lý bề mặt bằng keo hay sợi bông mịn. Đây là loại vải nhập ngoại thông dụng hiện nay. Chúng có chiều dày 1,2~5mm.

Với túi lọc hình tròn của vải lọc và đường kính D=125~250 mm có thể lớn hơn, chiều dài 1,5 đến 2 m. CÓ thể may thành hình hộp chữ nhật có chiều rộng b=20~60mm; Dài l=0,6~2m. Hàng trăm túi lọc có thể có trong 1 thiết bị.

Túi lọc tròn thường kín 1 đầu, đầu kia để trống. Khi hoạt động, đầu để trống gắn kết với cổ dẫn khí lọc vào túi trên bề mặt của buồng lọc bụi. Trước khi lọc không khí đi vào trong túi qua cổ, dòng khí đi xuyên qua túi vải ra khoang khí sạch và thoát ra ngoài. Với hướng đi này sẽ làm túi vải phình ra theo bề mặt lọc hình trụ tròn. Miệng túi nối thường được quay xuống phía dưới để tháo bụi ra khỏi túi.

Không khí đi từ bên ngoài vào bên trong túi, Túi phải có khung làm từ kim loại để túi không bị xẹp lại khi làm việc. Với sơ đồ này, miệng túi nối với mặt sàng thường được quay lên phía trên.

Với túi lọc hình hộp chữ nhật buộc phải có khung căng túi vải.

Khoảng cách giữa các túi chọn từ 30 ~ 100mm.

Việc hoàn nguyên bề mặt lọc có thể tiến hành sau khi ngừng cho không khí đi qua thiết bị và làm sạch bụi trên mặt vải bằng 2 cách:

– Rung rũ bằng cơ khí nhờ một cơ cấu đặc biệt.

– Thổi ngược lại bằng khí nén hay không khí sạch.

Thiết bị này lúc nào cũng có hai hay nhiều ngăn vì  làm việc gián đoạn xen kẽ  (hay nhiều block trong cùng 1 ngăn) để có thể rũ bụi. Tải trọng không khí của vải lọc thông thường là 150~200 m/h  . trở lực của thiết bị khoảng 120~150 kg/m2 . Chu kỳ rũ bụi là 2~3 h.

Tính toán sơ bộ thiết bị như sau:

Tổng diện tích túi lọc bụi yêu cầu: F = Q/(150~180)(m2)

Diện tích của 1 túi:

Túi tròn: f = p x D x I(m2)

Túi hộp chữ nhật: f = 2 x (a + b) x l         (m2)

Số túi trong 1 ngăn lọc: n = F/f (lấy tròn)/ (túi).

Với:

Q – Lưu lượng khí thải cần lọc (m3/h)

D – Đường kính túi lọc hình trụ tròn (m)

a; b; l – Chiều rộng, chiều dày và chiều dài túi hộp chữ nhất(m)

Hãy liên hệ Công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn miễn phí về Thiết bị lọc bụi bằng túi vải.

Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả !

Check Also

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ

  Mục lục1 Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ – Bước đột …